cung cấp futose cho nhà máy sx

cung cấp futose cho nhà máy sx

cung cấp futose cho nhà máy sx

Hotline
Trụ sở Chính HCM; 028.37173538 Chi Nhánh HN; 024 223 68 868
Facebook
Thông tin về chất tạo ngọt cường độ cao được phép sử dụng trong thực phẩm tại Hoa Kỳ

Chất tạo ngọt cường độ cao thường được sử dụng như chất thay thế đường bởi vì chúng có độ ngọt cao hơn gấp nhiều lần so với đường nhưng chỉ chứa một ít hoặc không chứa calo khi được bổ sung vào thực phẩm. Chất tạo ngọt cường độ cao, giống như các thành phần khác được bổ sung vào thực phẩm tại Hoa Kỳ, phải đảm bảo an toàn khi tiêu thụ.

Saccharin
Saccharin được cấp phép sử dụng trong thực phẩm như một chất tạo ngọt không có dinh dưỡng hay chất tạo ngọt không sinh năng lượng. Tên thương mại của Saccharin bao gồm Sweet and Low®, Sweet Twin®, Sweet'N Low® và Necta Sweet®. Saccharin có độ ngọt cao gấp 200 đến 700 lần so với đường ăn (đường sucrose hay đường mía) và không chứa calo.

Lần đầu tiên được phát hiện và sử dụng vào năm 1879, saccharin được cấp phép sử dụng trong các loại đồ uống, nước ép trái cây, và là thành phần cơ bản hoặc phối trộn vào khi tiêu thụ tùy vào hướng dẫn sử dụng, là một chất thay thế đường dùng để chế biến hoặc sử dụng tại bàn ăn, và trong các thực phẩm chế biến. Saccharin cũng được cấp phép sử dụng cho một số mục đích công nghệ.

Vào đầu thập niên 70, saccharin có liên quan đến sự tiến triển của bệnh ung thư bàng quang ở những con chuột thí nghiệm và Quốc hội Mỹ đề nghị thực hiện các nghiên cứu bổ sung về saccharin và sự xuất hiện của nhãn cảnh báo về các sản phẩm chứa saccharin cho đến khi cảnh báo này được chứng minh là không cần thiết. Kể từ đó, hơn 30 nghiên cứu ở người chứng minh rằng kết quả được tìm thấy ở chuột không có liên quan đến người, và saccharin là an toàn để tiêu thụ ở người. Năm 2000, Chương trình Độc chất học Quốc gia của các Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ kết luận rằng saccharin nên được loại bỏ khỏi danh sách chất có khả năng gây ung thư. Các sản phẩm chứa saccharin không còn dán nhãn cảnh báo.

Aspartame
Aspartame được cấp phép sử dụng trong thực phẩm như một chất tạo ngọt có dinh dưỡng hay chất tạo ngọt sinh năng lượng. Tên thương mại của aspartame bao gồm Nutrasweet®, Equal® và Sugar Twin®. Aspartame chứa calo và có độ ngọt cao gấp 200 lần so với đường sucrose, do đó người tiêu dùng có thể sử dụng một lượng nhỏ.

Vào năm 1981, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp phép sử dụng cho aspartame như một chất tạo ngọt trong kẹo cao su (chewing gum), ngũ cốc ăn sáng lạnh và là thành phần chất khô cơ bản trong một số loại thực phẩm chẳng hạn như các loại đồ uống, cà phê và trà hòa tan, gelatin, bánh pudding, chất kết dính, các sản phẩm từ sữa và phủ lên bề mặt của bánh. Năm 1983, FDA cấp phép sử dụng cho aspartame trong các loại đồ uống có ga và sirô dùng cho đồ uống có ga. Năm 1996, FDA cấp phép sử dụng cho aspartame như một “chất tạo ngọt chung”. Aspartame không bền nhiệt và giảm độ ngọt khi gia nhiệt, vì vậy nó không được sử dụng trong các sản phẩm bánh nướng.

Aspartame là một trong những loại đường được nghiên cứu nhiều nhất trong việc cung cấp thực phẩm cho con người, với hơn 100 nghiên cứu chứng minh sự an toàn của aspartame.

Các nhà khoa học của FDA đã xem xét dữ liệu khoa học liên quan đến sự an toàn của aspartame trong thực phẩm và kết luận rằng nó an toàn đối với con người trong một số điều kiện. Tuy nhiên, những người có bệnh di truyền hiếm thấy được gọi là phenylketonuria (PKU) gặp khó khăn trong việc chuyển hóa axit amin phenylalanine, một trong các axit amin được sử dụng để làm aspartame, và nên kiểm soát lượng phenylalanine ăn vào từ tất cả các nguồn, bao gồm aspartame. Nhãn của các loại thực phẩm và đồ uống chứa aspartame phải công bố thông tin cho những người bị PKU rằng sản phẩm này có chứa phenylalanine.

Acesulfame K (Ace-K)

Acesulfame K được cấp phép sử dụng trong thực phẩm như một chất tạo ngọt không có dinh dưỡng hay chất tạo ngọt không sinh năng lượng. Nó có trong danh sách các thành phần trên nhãn thực phẩm như acesulfame K, acesulfame potassium hay Ace-K. Acesulfame K có tên thương mại là Sunett® và Sweet One®. Nó có độ ngọt cao gấp 200 lần so với đường sucrose và thường được kết hợp với các chất tạo ngọt khác.

Năm 1988, FDA cấp phép sử dụng cho acesulfame K trong danh mục các thực phẩm và đồ uống cụ thể. Năm 2003, nó được cấp phép sử dụng như một chất tạo ngọt chung và là chất tăng cường hương vị trong thực phẩm trong một số điều kiện cụ thể, ngoại trừ thịt và thịt gia cầm. Acesulfame K bền nhiệt, có nghĩa là nó giữ được độ ngọt thậm chí khi được sử dụng ở nhiệt độ cao trong quá trình nướng, vì vậy nó được sử dụng như một chất thay thế đường trong các sản phẩm bánh nướng.

Acesulfame K thường được sử dụng trong các món tráng miệng đông lạnh, bánh kẹo, đồ uống và các sản phẩm bánh nướng. Hơn 90 nghiên cứu chứng minh sự an toàn của acesulfame K.

Sucralose
Sucralose được cấp phép sử dụng trong thực phẩm như một chất tạo ngọt không có dinh dưỡng hay chất tạo ngọt không sinh năng lượng. Tên thương mại của sucralose là Splenda®. Sucralose có độ ngọt cao gấp 600 lần so với đường sucrose.

Năm 1998, FDA cấp phép sử dụng cho sucralose trong 15 danh mục thực phẩm. Năm 1999, sucralose được sử dụng như một chất tạo ngọt chung cho thực phẩm trong một số điều kiện cụ thể. Sucralose là một chất tạo ngọt có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm bao gồm các sản phẩm bánh nướng, các loại đồ uống, kẹo cao su, gelatin và các món tráng miệng đông lạnh được làm từ sữa. Sucralose bền nhiệt, có nghĩa là nó giữ được độ ngọt thậm chí khi được sử dụng ở nhiệt độ cao trong quá trình nướng, do đó nó thường được sử dụng như là một chất thay thế đường trong các sản phẩm bánh nướng.

Sucralose được nghiên cứu rộng rãi và hơn 110 nghiên cứu về sự an toàn được xem xét bởi FDA trong việc cấp phép sử dụng cho sucralose như một chất tạo ngọt chung cho thực phẩm.

Neotame
Neotame được cấp phép sử dụng trong thực phẩm như một chất tạo ngọt không có dinh dưỡng hay chất tạo ngọt không sinh năng lượng. Tên thương mại của neotame là Newtame®. Nó có độ ngọt cao gấp 7.000 đến 13.000 lần so với đường sucrose.

Năm 2002, FDA cấp phép sử dụng cho neotame như một chất tạo ngọt chung và là chất tăng cường hương vị cho các loại thực phẩm (ngoại trừ thịt và thịt gia cầm) trong một số điều kiện cụ thể. Neotame bền nhiệt, có nghĩa là nó giữ được độ ngọt thậm chí khi được sử dụng ở nhiệt độ cao trong quá trình nướng, do đó nó được sử dụng như một chất thay thế đường trong các sản phẩm bánh nướng.

Để xác định sự an toàn của neotame, FDA xem xét dữ liệu từ hơn 113 nghiên cứu ở động vật và con người để xác định tác dụng gây độc có thể, bao gồm tác dụng lên hệ miễn dịch, hệ sinh sản và hệ thần kinh.

Advantame
Advantame được cấp phép sử dụng trong thực phẩm như một chất tạo ngọt không có dinh dưỡng hay chất tạo ngọt không sinh năng lượng. Advantame có độ ngọt cao gấp 20.000 lần so với đường sucrose.

Năm 2014, FDA cấp phép sử dụng cho advantame như một chất tạo ngọt chung và là chất tăng cường hương vị cho các loại thực phẩm (ngoại trừ thịt và thịt gia cầm) trong một số điều kiện cụ thể. Advantame bền nhiệt, có nghĩa là nó giữ được độ ngọt thậm chí khi được sử dụng ở nhiệt độ cao trong quá trình nướng, do đó nó được sử dụng như một chất thay thế đường trong các sản phẩm bánh nướng.

Để xác định sự an toàn của advantame, FDA xem xét dữ liệu từ 37 nghiên cứu ở động vật và con người được thiết kế để xác định tác dụng gây độc có thể, bao gồm tác dụng lên hệ miễn dịch, hệ sinh sản và hệ thần kinh. FDA cũng xem xét các nghiên cứu về dược động học và khả năng gây ung thư, cũng như một số nghiên cứu thăm dò và sàng lọc bổ sung.

Steviol glycosides

Steviol glycosides là thành phần tự nhiên của lá Stevia rebaudiana (Bertoni) Bertoni, một cây trồng có nguồn gốc từ Nam Mỹ và thường được gọi là Stevia. Steviol glycosides là chất tạo ngọt không có dinh dưỡng và có độ ngọt cao gấp 200 đến 400 lần so với đường sucrose.

FDA nhận được rất nhiều chứng nhận GRAS về việc sử dụng steviol glycosides có độ tinh khiết cao (≥95%) bao gồm Rebaudioside A (còn được gọi là Reb A), Stevioside, Rebaudioside D hoặc hỗn hợp steviol glycosides với Rebaudioside A và/hoặc Stevioside là thành phần chiếm ưu thế. FDA không đặt câu hỏi về chất tạo ngọt có nguồn từ lá Stevia có độ tinh khiết cao được chứng nhận GRAS theo các điều kiện sử dụng dự kiến trong chứng nhận GRAS nộp cho FDA.

Việc sử dụng lá Stevia và dịch chiết từ lá Stevia không đạt chứng nhận GRAS và nhập khẩu vào Hoa Kỳ không được phép sử dụng như chất tạo ngọt.

Chiết xuất La hán quả

Chiết xuất từ La hán quả (Siraitia grosvenorii Swingle fruit extract – SGFE) chứa hàm lượng mogroside khác nhau, đây là thành phần không có giá trị dinh dưỡng của quả có vị ngọt đặc trưng. SGFE, phụ thuộc vào hàm lượng mogroside, có độ ngọt cao gấp 100 đến 250 lần so với đường sucrose. Siraitia grosvenorii Swingle, thường được gọi là La Hán Quả, là một cây trồng có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc.

FDA nhận được chứng nhận GRAS của SGFE. FDA không đặt câu hỏi về việc xác định GRAS của bản khai báo đối với SGFE theo các điều kiện sử dụng dự kiến được xác định trong chứng nhận GRAS nộp cho FDA. Thư trả lời của FDA về SGFE có trên trang web của FDA.

Chất tạo ngọt

Quy định sử dụng

Tên thương mại

Cường độ ngọt so với đường ăn (sucrose)

Lượng ăn vào hàng ngày có thể chấp nhận được (ADI) 
(mg/kg thể trọng/ngày)

Số lượng gói chất tạo ngọt tương đương với ADI*

Acesulfame 
K (Ace-K)

Được cấp phép sử dụng như chất tạo ngọt và chất tăng cường hương vị trong các loại thực phẩm nói chung (ngoại trừ thịt và thịt gia cầm)

Sweet One® và
Sunett®

Gấp 200 lần

15

23

Advantame

Được cấp phép sử dụng như chất tạo ngọt và chất tăng cường hương vị trong các loại thực phẩm nói chung (ngoại trừ thịt và thịt gia cầm)

-

Gấp 20.000 lần

32,8

4.920

Aspartame

Được cấp phép sử dụng như chất tạo ngọt và chất tăng cường hương vị trong các loại thực phẩm nói chung

Nutrasweet®,
Equal® và
Sugar Twin®

Gấp 200 lần

50

75

Neotame

Được cấp phép sử dụng như chất tạo ngọt và chất tăng cường hương vị trong các loại thực phẩm nói chung (ngoại trừ thịt và thịt gia cầm)

Newtame®

Gấp 7.000-13.000 lần

0,3

23 
(cường độ ngọt gấp 10.000 lần so với đường sucrose)

Saccharin

Chỉ được cấp phép sử dụng như một chất tạo ngọt trong một số loại thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt và là một chất phụ gia được sử dụng cho một số mục đích công nghệ

Sweet and Low®, Sweet Twin®, Sweet'N Low® và Necta Sweet®

Gấp 200-700 lần

15

45 
(cường độ ngọt gấp 400 lần so với đường sucrose)

Chiết xuất La hán quả (SGFE)

SFGE chứa 25%, 45% hoặc 55% mogroside được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể

Nectresse®, 
Monk Fruit in the Raw® và
PureLo®

Gấp 100-250 lần

NS***

ND

Steviol glycosides có độ tinh khiết cao tinh chế từ lá Stevia rebaudiana Bertoni

Glycosides có độ tinh khiết ≥95%

Truvia®,
PureVia® và
Enliten®

Gấp 200-400 lần

4**


(cường độ ngọt gấp 300 lần so với đường sucrose)

Sucralose

Được cấp phép sử dụng như một chất tạo ngọt trong các loại thực phẩm nói chung

Splenda®

Gấp 600 lần

5

23

* Số lượng gói chất tạo ngọt cho một người có cân nặng 60 kg cần tiêu thụ để đạt được ADI. Tính toán giả định một gói chất tạo ngọt cường độ cao có độ ngọt bằng hai muỗng cà phê đường sucrose.

** ADI được thiết lập bởi Hội đồng chuyên gia của FAO/WHO phụ trách về phụ gia thực phẩm (JECFA).

*** NS có nghĩa là không xác định. ADI được xem là không cần thiết vì nhiều lý do, bao gồm bằng chứng về sự an toàn ở mức độ cao hơn nhiều so với lượng cần thiết để đạt được tác dụng mong muốn (ví dụ như là một chất tạo ngọt) trong thực phẩm.

Sự khác nhau giữa chất tạo ngọt cường độ cao có dinh dưỡng và không có dinh dưỡng là gì?

Chất tạo ngọt có dinh dưỡng thêm giá trị calo vào các loại thực phẩm chứa chúng, trong khi chất tạo ngọt không có dinh dưỡng chứa rất ít calo hoặc gần như không chứa calo. Đặc biệt, aspartame, chất tạo ngọt cường độ cao duy nhất được cấp phép sử dụng, chứa hơn 2% calo so với cùng lượng đường sucrose, ngược lại chất tạo ngọt không có dinh dưỡng chứa ít hơn 2% calo so với cùng lượng đường sucrose.