đường nước fuctose

đường nước fuctose

đường nước fuctose

Hotline
Trụ sở Chính HCM; 028.37173538 Chi Nhánh HN; 024 223 68 868
Facebook
Chất tạo ngọt cho người tiểu đường và ăn kiêng

Trong khẩu phần ăn hàng ngày không thể nào thiếu vị ngọt của đường, vì vậy, chúng được ví như là “món hàng xa xỉ” nếu chẳng may bạn bị béo phì hay mắc bệnh tiểu đường. Thế nhưng, các chuyên gia đã đưa ra một giải pháp để có thể vừa nạp đủ năng lượng cho cơ thể, vừa yên tâm thưởng thức các món ăn ngon, đó là dùng chất tạo ngọt để thay thế đường.

Chất tạo ngọt khác gì đường?

Chất tạo ngọt cho người tiểu đường, chất tạo ngọt cho người ăn kiêng, chất tạo ngọt là gì, công dụng của chất tạo ngọt, tác dụng của chất tạo ngọt đối với người bị tiểu đường

Chất ngọt chia làm hai loại: có dưỡng chất và không có dưỡng chất. Chất ngọt có dưỡng chất cung cấp calorie hoặc năng lượng cho cơ thể ở mức 4 calorie/g đường, giống như carbohydrate hay protein. Những dạng chất ngọt có dưỡng chất bao gồm đường trắng và đường vàng, mật đường, mật ong và xi-rô. Đây là những tác nhân làm tăng lượng đường trong máu, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường và béo phì thêm trầm trọng.

Ngoài ra, có thể kể thêm đường rượu, là một dạng khác của chất ngọt có dưỡng chất. Đường rượu có trong trái cây và các sản phẩm chế biến từ mật ong, trái cây. Có nhiều dạng đường rượu, gồm: sorbitol, mannitol, xylitol và maltitol. Loại đường này hiện nay được dùng phổ biến để thay thế một số thực phẩm dùng cho người bị bệnh tiểu đường vì nó cho năng lượng thấp chỉ bằng 1/3-1/2 so với đường thường. Tuy nhiên, khi dùng cần phải theo hướng dẫn của bác sĩ vì đường rượu cung cấp năng lượng cho cơ thể và cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Chất tạo ngọt thuộc dạng đường không có dưỡng chất. Điều này đồng nghĩa với việc, chúng không cung cấp năng lượng và không làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết, những yếu tố quan trọng trong việc hạn chế sự tăng cân, cũng như kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Có thể kể một số chất tạo ngọt đã và đang có trên thị trường:

Saccharin: Có mặt lâu đời nhất trong “gia phả” các chất thay thế đường. Saccharin ngọt gấp 300 lần so với đường, nhưng khi nếm, bạn sẽ có cảm giác ngọt nhẹ hơn đôi chút. Do saccharin không chuyển hóa vào cơ thể, nên nó không cung cấp năng lượng và Cclorie.

Năm 1907, saccharin là chất tạo ngọt đầu tiên thay thế đường trong thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường. Ngay từ khi ra đời, đã có rất nhiều tranh cãi xung quanh sự liên quan giữa saccharin và nguyên nhân gây nên bệnh ung thư. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào có đủ sức thuyết phục để khẳng định điều này.

Saccharin hiện có mặt trong nhiều sản phẩm ít calorie và không đường.

Aspartame: Lượng chất ngọt trong aspartame cao gấp 200 lần đường và chỉ rất ít được hấp thụ vào cơ thể. Aspartame có gốc từ a-xít aspartic và phenylalanine, hai a-xít amin cấu thành nên protein.

Vì vậy, nó cũng được cơ thể tiêu hóa và hấp thu như các loại thực phẩm cung cấp protein khác. Người mắc chứng PKU (phenylketonuria - rối loạn di truyền do thiếu enzyme chuyển hóa phenylalanine thành tyrosine) nên hạn chế dùng aspartame trong khẩu phần ăn của mình.

Các nhà khoa học khuyên nên dùng chất tạo ngọt một cách hợp lý, có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Cyclamate: Độ ngọt cao gấp đường 30 lần và đặc biệt không để lại cảm giác ngọt sau khi ăn. Cyclamate có tính chất ổn định, chịu nhiệt tốt, vì thế có thể sử dụng cho món nóng hoặc lạnh mà vẫn không bị làm biến chất. Cyclamate trước đây được cho phép dùng trong thực phẩm, nước uống và dược phẩm nhưng nay đã bị cấm ở một số nước, trong đó Vido có những nghi ngờ liên quan đến bệnh ung thư gan, phổi, ảnh hưởng di truyền.

Sucralose: Là thành phần không thể thiếu trong công nghệ chế biến thực phẩm. Độ ngọt của sucralose cực cao, gấp 400-800 lần so với đường. Cũng như cyclamate, chất ngọt này chịu nhiệt tốt, thường sử dụng trong các sản phẩm thức uống, bánh và trái cây đóng hộp. Mặc dù về mặt hóa học, sucralose có cấu tạo gần giống như đường sucrose nhưng nó không được xem như là một dạng carbohydrate. Vì vậy, sucralose không ảnh hưởng đến quá trình tiết chất insulin, cũng như sự trao đổi carbohydrate quá mức trong cơ thể.

Acesulfame Potassium (Ace K): Có độ ngọt gấp 200 lần so với đường. Ace K có trong thức uống, mứt, chewing-gum, bánh kẹo… Người đang thực hiện chế độ ăn kiêng và điều trị bằng kháng sinh cần sự chỉ định của bác sĩ trước khi dùng Ace K.

Sử dụng chất tạo ngọt có an toàn?

Chất tạo ngọt cho người tiểu đường, chất tạo ngọt cho người ăn kiêng, chất tạo ngọt là gì, công dụng của chất tạo ngọt, tác dụng của chất tạo ngọt đối với người bị tiểu đường
Sử dụng chất tạo ngọt thay thế đường có an toàn hay không luôn là vấn đề gây tranh cãi.

 

Sử dụng chất tạo ngọt thay thế đường có an toàn hay không luôn là vấn đề gây tranh cãi. Có nhiều nghiên cứu thừa nhận việc dùng chúng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, đặc biệt là ung thư.

 

Ngược lại, nhiều nghiên cứu cũng đã xác nhận chất làm ngọt nhân tạo có thể sử dụng và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Đối với người tiểu đường hay béo phì nhưng vẫn thích đồ ngọt thì việc hấp thu một lượng thức ăn, thức uống hợp lý có chứa chất tạo ngọt sẽ giúp chế độ ăn kiêng trở nên dễ chịu hơn. Khi đó, họ sẽ dễ dàng tuân thủ chế độ ăn của mình và liệu pháp chữa bệnh sẽ trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi dùng loại nào cần phải thận trọng.

Bên cạnh đó, mặc dù được xem là không làm tăng lượng calorie nhưng chất tạo ngọt không thể thay thế hoàn toàn đường cho việc bếp núc của bạn. Ngoài ra, tuy là chất phụ gia thay thế khá hoàn hảo cho đường dành cho người muốn giảm cân và mắc bệnh tiểu đường, nhưng các nhà khoa học khuyên nên dùng chất tạo ngọt một cách hợp lý, có sự hướng dẫn của bác sĩ.

 

Người tiểu đường có thể dùng đường được không?

 

Chất tạo ngọt cho người tiểu đường, chất tạo ngọt cho người ăn kiêng, chất tạo ngọt là gì, công dụng của chất tạo ngọt, tác dụng của chất tạo ngọt đối với người bị tiểu đường
Cứ không hẳn bị béo phì hay tiểu đường là bạn sẵn sàng đoạn tuyệt với đường, vì nó góp phần quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng.

Cứ không hẳn bị béo phì hay tiểu đường là bạn sẵn sàng đoạn tuyệt với đường, vì nó góp phần quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng. Tùy theo sức khỏe, thể trạng mỗi người, nhu cầu lượng đường cần thiết mỗi ngày của mỗi người sẽ được bổ sung cũng khác nhau.

Theo các chuyên gia Canada, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn ngọt nhưng phải theo sát chế độ ăn uống của bác sĩ đề ra. Người bệnh có thể thay thế đường bằng cách ăn trái cây, rau xanh và các sản phẩm từ sữa.

Theo đó, một ngày người bị tiểu đường không được ăn tối đa quá 10% calorie từ các thức ăn, thức uống ngọt.